Sơ Lược Lịch Sử Môn Phái Vovinam

May 24, 1912

Võ sư Sáng Tổ Nguyễn Lộc

Ông Nguyễn Lộc sinh ngày 24 tháng 05, 1912 (08 tháng 04 năm Nhâm Tý) tại làng Hữu Bằng huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây (nay là Hà Tây), Miền Bắc Việt Nam. Ông là trưởng nam trong một gia đình gồm năm anh chị, ba trai và hai gái [1]. Thân phụ, cụ ông Nguyễn Đình Xuyến và thân mẫu, cụ bà Nguyễn Thị Hòa…

1912-1939

Thời mới bắt đầu và
chủ thuyết Cách Mạng Tâm Thân

Ông không ngừng luyện tập, nghiên cứu, sưu tầm, so sánh các đặc thái, các ưu, khuyết điểm của tất cả các môn phái võ thuật. Ông bắt đầu vào việc hệ thống hoá một phương pháp mới, lấy môn vật và võ cổ truyền Việt Nam làm nồng cốt, để rút tỉa những ưu, khuyết điểm, gạn lọc và khai thác mọi tinh hoa võ thuật mà ông đã học hỏi để sáng tạo ra một môn phái riêng vào năm 1938, được đặt tên là Vovinam.

Mùa Thu 1938

Khai Sinh Nền Tảng Võ Học và
Sự “Ra Đời” Môn Phái Vovinam

Khoảng mùa thu năm 1938, khi việc nghiên cứu hoàn thành, ông mang ra huấn luyện thể nghiệm cho một số thân hữu cùng lứa tuổi. Trong thời gian này, Vovinam lại được ông tiếp tục sửa chữa, bổ sung về lý luận lẫn kỹ thuật…

Mùa Thu 1939

Cuộc biểu diễn lịch sử

Mùa thu năm 1939, võ sư Nguyễn Lộc hướng dẫn các võ sinh đầu tiên của ông, biểu diễn tại nhà Hát Lớn Hà Nội với mục đích thẩm định sự nhận thức của quần chúng và đồng thời đo lường những giá trị võ thuật mà ông đã nghiên cứu từ nhiều năm qua

Mùa Xuân 1940

Khai Giảng Lớp Võ Đầu Tiên

Sự ưu ái và mến mộ của quần chúng đối với Vovinam là một bất ngờ lớn đối với giới chức Thể dục Thể thao đô hộ. Ông Maurice Ducoroy, Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục Thể thao và Thanh niên Đông Dương liền tìm cách mời võ sư Nguyễn Lộc ra dậy Vovinam qua bác sĩ Đặng Vũ Hỷ, Hội trưởng Hội Thân hữu Thể dục Thể thao Hà Nội. Võ sư Nguyễn Lộc nhận lời và bắt đầu công khai giảng dậy Vovinam vào năm 1940 tại trường sư phạm (École Normale) đường Đỗ Hữu Vị, Hà Nội

1940-1945

Sau buổi biểu diễn ra mắt, Vovinam được nhiệt liệt truyền tụng trong khắp mọi giới và trở thành ngọn đuốc võ đạo dân tộc rực sáng khắp Hà Nội.

1945-1954

Tình thế Đất Nước 1945-1954

1945-1946: những năm độc lập ngắn ngủi
1946-1947: Chiến Tranh Việt Pháp
1948-1954: những cuộc tranh giành quyền lực…

20/7/1954

Hiệp Ước Geneva
Cuộc Di Cư 1954

Ngày 20-7-1954, Hiệp Ước Genève phân chia Việt Nam bằng vĩ tuyến 17 ra làm hai nước: miền Bắc Cộng Sản và miền Nam Quốc Gia. Tháng 7-1954, Sáng Tổ cùng các môn đồ tâm huyết di cư vào Nam, mở võ đường tại đường Thủ Khoa Huân (Sài Gòn)…

1957

Giữa năm 1957, Sáng Tổ nằm bệnh phải tạm nghỉ dạy một thời gian. Ông ủy quyền cho người môn đệ trưởng tràng là Võ Sư (Vs.) Lê Sáng tạm thời thay thế việc phụ trách các lớp võ…

29/4/1960

Võ Sư Sáng Tổ Qua Đời

Trong lúc công việc phát triển môn phái vừa mới bắt đầu và còn đầy khó khăn thì vào ngày 29-4-1960 (ngày 4 tháng 4 năm Canh Tý 1960), vị Sáng Tổ Vovinam đã đột ngột tạ thế tại Sài Gòn. Trước khi tạ thế, Võ Sư Sáng Tổ đã trao quyền Chưởng Môn lại cho Vs. Lê Sáng và nhắn nhủ Vs. Lê Sáng tiếp tục hoàn thành tâm nguyện của mình…

11/11/1960

Bị Cấm Hoạt Động

Ngày 11-11-1960, nhân có Vs. Phạm Lợi (môn Judo) tham gia đảo chính của tướng Nguyễn Chánh Thi, chính quyền Ngô Đình Diệm đã cấm chỉ tất cả các môn phái, kể cả Vovinam, hoạt động…

1/11/1963

Ngày 1-11-1963, lực lượng quân nhân đã đứng lên đảo chánh, lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm, và dựng lên nền Đệ Nhị Cộng Hòa. Sau khi lệnh cấm hoạt động được bãi bỏ, các phái võ không còn bị giới hạn và đã bừng lên như một lò lửa sau bao ngày âm ỉ.

1964

Tái Sinh và
“Vovinam Việt Võ Đạo” Ra Đời

Đầu năm 1964, Võ Sư Chưởng Môn Lê Sáng từ Quảng Đức trở về Sài Gòn và đã cùng với Vs. Trần Huy Phong và các võ sư khác khởi sự vạch ra một chương trình hành động để đặt nền tảng mới cho Vovinam. Chẳng bao lâu, Hội Đồng Môn Phái Vovinam-Việt Võ Đạo được thành lập, đồng thời chuyển danh xưng Vovinam thành Vovinam-Việt Võ Đạo

4/1964

Võ Sư Chưởng Môn Đời Thứ 2
Lê Sáng
1964-1986, 1990-2010

Tháng 4 năm 1964, Võ sư Lê Sáng được Ban Chấp Hành Trung Ương (còn được gọi là Hội đồng Võ Sư đầu tiên của Vovinam-Việt Võ Đạo) bầu làm Chưởng Môn

1965-1975

Thời Kỳ Phát Triển Cao Độ

1965

Đưa Vovinam Việt Võ Đạo vào Học Đường

Năm 1965, Vs. Phùng Mạnh Chữ (tự Mạnh Hoàng), Trưởng Ban Ngoại Vụ của môn phái, đã thành công trong việc đưa Vovinam-Việt Võ Đạo vào chương trình Học Đường Mới của Bộ Quốc Gia Giáo Dục, khởi đầu là bốn trường Trung Học thí điểm tại Sài Gòn: Chu Văn An, Pétrus Trương Vĩnh Ký, Trưng Vương và Gia Long…

1967-1975

Mở nhiều khóa liên tiếp đào tạo Huấn Luyện Viên Võ Thuật Cảnh Sát Quốc Gia, Lượng Quân Cảnh, Bộ Binh, Không Quân và Hải Quân…

30/4/1975

Ngày 30-4-1975, miền Nam Việt Nam thất thủ

1975-1990

Thời Kỳ Đen Tối

Trong thời kỳ này, môn phái Vovinam-VVÐ bị cấm đoán và gần như tan rã, các võ sư lãnh đạo người thì bị cầm tù, người thì thu hình lo củng cố lực lượng, người bị lưu lạc tại hải ngoại, mỗi người tản mát một phương trời…

1986-1990

Võ Sư Chưởng Môn Đời Thứ 3
Trần Huy Phong

Ngày 12 tháng 5 năm 1986. Võ sư Lê Sáng chính thức tuyên bố trao chức vụ Chưởng môn cho võ sư Trần Huy Phong…

7/1990

Đại Hội Võ Sư Quốc Tế 1

Dưới sự chỉ dụ của võ sư Chưởng Môn Lê Sáng, Đại Hội Võ Sư Quốc Tế lần thứ nhất thành lập Tổng liên đoàn Vovinam-Việt Võ Đạo Quốc Tế…

1992


(trích Hồi Ký Chưởng Môn)
Võ sư Chưởng Môn Lê Sáng quyết định:
1 – Giáo huấn không nghiêm, lập thừa kế không thành, nay tự truất quyền tuyển chọn và truyền ngôi vị Chưởng Môn cho người thừa kế.
2 – Trao quyền tuyển chọn và bầu tân Chưởng Môn cho một hội đồng đặc biệt được thành lập do Đại Hội Đồng Vovinam Việt Võ Đạo toàn môn phái quyết Định.

16/9/1996

Hội đồng Võ Sư Vovinam-Việt Võ Đạo Thế giới
Tổng Liên đoàn Vovinam-Việt Võ Đạo Thế giới

Ngày 19-03-1995, Võ sư Trần Huy Phong viết một tâm thư từ bệnh viện Gustave Roussy (Pháp) gửi toàn thể các võ sư trên thế giới, thiết tha kêu gọi các võ sư hãy cùng nhau phá bỏ mọi tị hiềm, mặc cảm, phe phái để cùng kết đoàn tìm kiếm một giải pháp tương lai cho Môn phái …