Trích Hồi Ký Chưởng Môn Lê Sáng
Theo đề nghị của các võ sư hải ngoại, tôi chỉ thị họp Đại Hội Võ Sư Hải Ngoại bầu Ban Chấp Hành và Ban Thường Vụ để làm gạch nối giữa văn phòng Chưởng Môn với các võ đường tại nhiều nước khác nhau. Trong nước cung cấp tài liệu học tập cho hải ngoại còn Ban Chấp Hành và Ban Thường Vụ Hải Ngoại chuyển thỉnh nguyện của các võ sinh và huấn luyện viên về cho trong nước, phối hợp tổ chức chấm thi và tổ chức các lễ lớn của môn phái như lễ tưởng niệm Sáng Tổ.
Ngày 12 tháng 5 năm 1989, tôi gởi một Chỉ Dụ cho toàn thể môn đồ Vovinam tại hải ngoại nội dung như sau:
CHỈ DỤ
Gởi toàn thể môn đồ hải ngoại
Chưởng môn Môn Phái VOVINAM – Việt Võ Đạo
Chỉ thị:
Điều 1:
Các võ sư có tên dưới đây chịu trách nhiệm thành lập một Ủy ban trù bị Đại Hội Võ Sư Việt Võ Đạo hải ngoại để bầu Ban Chấp Hành và Ban Thường Vụ – Hội Đồng Võ Sư Việt Võ Đạo Hải Ngoại nhầm mục đích thống nhất lề lối phát triển Việt Võ Đạo ở nước ngoài.
1 – Võ sư Nguyễn Dần
2 – Võ sư Nguyễn Văn Thư
3 – Võ sư Phạm Hữu Độ
4 – Võ sư Lê Trọng Hiệp
5 – Võ sư Phan Quỳnh
Điều 2:
Hội Đồng võ sư Việt Võ Đạo hải ngoại bầu xong, Ban Thường Vụ Hội Đồng Võ Sư Việt Võ Đạo có trách nhiệm thẩm định lại khả năng từng người phù hợp ở đẳng cấp nào, sau đó làm phúc trình đề nghị thăng đai hoặc giữ nguyên đai cấp cũ về Việt Nam để võ sư Chưởng Môn phê duyệt và ban hành quyết định.
Điều 3:
Đối với màu sắc võ phục, quốc nội vẫn giữ màu xanh đại dương. Song, võ sư Chưởng Môn đồng ý để đại hội bàn thảo rộng rãi nhằm thống nhất một màu xanh như trong nước, hoặc chọn màu võ phục thích hợp với địa phương. Nếu được hai phần ba số thành viên đại hội biểu quyết chấp thuận.
Điều 4:
Việt Nam là cái nôi, là nơi xuất phát Việt Võ Đạo, do đó chương trình và thời gian huấn luyện phải đặt nặng về bài bản phong phú và tinh luyện. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu phát triển quốc tế, võ sư Chưởng Môn đồng ý ủy nhiệm cho đại hội bàn bạc, soạn thảo một chương trình huấn luyện thích hợp với tình hình và đặc điểm ở nước ngoài. Chương trình này phải được hai phần ba số thành viên đại hội chấp thuận.
Điều 5:
Vì sự nghiệp phát tiển Việt Võ Đạo, mọi lệch lạc, sai trái từ trước đến nay của bất cứ ai cũng đều được bỏ qua, nhưng từ nay những vi phạm phải được xét xử nghiêm minh và thi hành kỷ luật.
Đại hội này do võ sư Chưởng Môn chính thức ủynhiệm, nếu ai không tham dự mà không có lý do chính đáng, được coi là tự ý từ bỏ hệ thống Thống Thuộc Môn Phái.
Điều 6:
Chỉ Dụ này được giao cho Ủy Ban Trù Bị Đại Hội để thi hành và phổ biến đến từng võ đường Việt Võ Đạo ở nước ngoài.
7:
Diễn Biến đại hội, danh sách nhân sự trong Ban ChấpHành, Ban Thường Vụ Hội Đồng Võ Sư Việt Võ Đạo hải ngoại, các vấn đề ở điều 2, 3 và 4 trong chỉ dụ này cùng chương trình, kế hoạch phát triển Việt Võ Đạo ở nước ngoài của đại hội phải tường trình lên võ sư Chưởng Môn để duyệt y và hợp thức hóa. Sau đại hội này, mọi hoạt động Việt Võ Đạo ở nước ngoài phải đi vào đường lối phát triển chung do Ban Chấp Hành và Ban Thường Vụ Hội Đồng võ sư Việt Võ Đạo hải ngoại đại diện môn phái điều hợp, dưới sự lãnh đạo của võ sư Chưởng Môn.
Tháng 7-1990, Đại hội võ sư quốc tế hải ngoại thành lập Tổng liên đoàn Vovinam-Việt Võ Đạo Quốc Tế.
***
Tuy nhiên, Ban Chấp Hành hải ngoại làm việc được một thời gian thì tan rã do nẩy sinh nhiều mâu thuẫn. Kể từ đó tôi chủ trương để Vovinam tại hải ngoại tiếp tục tự phát theo khuynh hướng, tâm cơ của mỗi người. Sau đó, căn cứ vào thành quả hoạt động cụ thể ở mỗi nơi mà công nhận hoặc hỗ trợ nếu có yêu cầu. Qua hoạt động phát triển môn phái, các môn sinh có dịp phát huy khả năng, tư cách, nhiệt tâm. đức hạnh. Ai có sức thu phục tất nhiên sẽ lãnh đạo được mọi người.
Song song với việc mài mẫn viết sách, võ sư Trần Huy Phong biết rằng không sống được bao lâu nữa! Và đồng thời ý thức được vị trí quan trọng của mình trên vấn đề tái thành lập cơ quan lãnh đạo trung ương cho Môn phái. Ngày 19-03-1995, ông viết một tâm thư từ bệnh viện Gustave Roussy (Pháp) gửi toàn thể các võ sư trên thế giới, thiết tha kêu gọi các võ sư hãy cùng nhau phá bỏ mọi tị hiềm, mặc cảm, phe phái để cùng kết đoàn tìm kiếm một giải pháp tương lai cho Môn phái.
Lời kêu gọi này gây xúc động mạnh đến toàn thể các võ sư trên thế giới và nhận được hàng trăm bức thư hưởng ứng kêu gọi đến từ khắp năm châu. Sáu tháng sau, ông cùng với các võ sư Niên trưởng (các võ sư trong Hội Đồng Lâm Thời Võ Sư Vovinam-Việt Võ Đạo Hải Ngoại, và Hội Đồng Võ Sư 1964) ra Tuyên Cáo chính thức thành lập Hội Đồng Võ Sư Lãnh Đạo Môn Phái ngày 16-09-1995, và ủy nhiệm cho võ sư Trần Nguyên Đạo trách nhiệm tổ chức đại hội võ sư Vovinam Việt Võ Đạo Thế Giới.
Ngày 16, 17 tháng 8 năm 1996, Đại Hội Võ Sư Quốc Tế 2 được nhóm họp tại Paris, Pháp, dưới sự chủ tọa của võ sư Trần Huy Phong cùng với sự tham gia của tuyệt đại đa số các võ sư trên thế giới. Chính nhờ thế hai cơ quan lãnh đạo trung ương của Môn phái được thành lập và tiếp tục sinh hoạt cho đến ngày nay, đó là :
* Hội đồng Võ Sư Vovinam-Việt Võ Đạo Thế giới
* Tổng Liên đoàn Vovinam-Việt Võ Đạo Thế giới.
Võ sư Ngô Hữu Liễn được tín nhiệm và đắc cử Chủ tịch Tổng Liên đoàn Vovinam-VVĐ Thế giới đầu tiên (nhiệm kỳ 1996-2000)
Võ sư Nguyễn Văn Cường được bầu làm Tổng Thư Ký Hội Đồng Võ Sư Lãnh Đạo Môn Phái.
Thành Viên: Hà Trọng Thịnh, Phan Dương Bình, Lê Trọng Hiệp, Phan Quỳnh
Master Tran Huy Phong knowing that he did not have much time to live, in parallel with the drafting of his lifetime work, master Tran Huy Phong was aware of the importance of his position regarding the reestablishment of the governing body of Vovinam Viet Vo Dao. It is for this reason that he wrote a “letter from the heart” on 19-03-1995, from Gustave Roussy Hospital (France) to the masters of all countries, calling on them to unite to find a solution for the future of Vovinam Viet Vo Dao.
This call had created a great emotion among all the masters who had responded positively. Six months later, Master Trần Huy Phong and the most senior masters including the masters of the former 1964 Council of Masters had issued the Declaration of Formally Establishing the Council of Masters to lead Vovinam Viet Vo Dao on 16-09-1995, and Master Trần Nguyên Đạo had been given the mission of organizing the 2nd World Congress of Vovinam Việt Võ Đạo.
Over the 16th and 17th August 1996, the Congress II was held in Paris – France, under the chairmanship of Master Trần Huy Phong, with a massive participation of masters around the world. From this congress, 2 governing bodies of Vovinam Viet Vo Dao are created and which continue their activity until today:
• The World Council of Masters of Vovinam-Việt Võ Đạo
• The World Federation of Vovinam-Việt Võ Đạo.
Master Ngo Huu Lien was elected to the position of President of the World Federation of Vovinam-Viet Vo Dao (the first president for the term 1996-2000)
Master Nguyen Van Cuong was elected to the position of General Secretary of the World Council of Masters of Vovinam-Viet Vo Dao.
Council Members: Master Hà Trọng Thịnh, Master Phan Dương Bình, Master Lê Trọng Hiệp, Master Phan Quỳnh
In 1964, all the leading Vovinam Masters met and formed the new discipline of martial arts. “VIET VO DAO” (“THE PHILOSOPHY OF VIETNAMESE MARTIAL ARTS”) was added to become “VOVINAM-VIET VO DAO.” All the leading masters had developed a proposal and created a program in order to institutionalize Vovinam Viet Vo Dao. They had founded the first Council of Masters as the central organization of Vovinam-Viet Vo Dao. Master Le Sang had been elected to the position of Patriarch, Master Tran Huy Phong was the second important figure of Vovinam-Viet Vo Dao and Master Ngo Huu Lien was the president of the Legal Commission
1. Training Commission directed by Grand Master Le Sang who was responsible to develop the training curriculum and to certify masters and instructors.
2. Viet Vo Dao Youth Association led by Master Tran Huy Phong was responsible for youth and social activities.
The hierarchy of the Council of Vovinam-Viet Vo Dao:
Function | Name |
Grand Master | Master Le Sang |
Assistant Grand Master and Director of Planning Commission | Master Tran Huy Phong |
General Secretary | Master Phan Quynh |
Director of Public Relation Commission | Master Phung Manh Chu (nick: Manh Hoang) |
Director of General Management Commission | Master Nguyen Van Thu |
Director of Legal Commission | Master Ngo Huu Lien |
Director of Ceremony Commission | Master Tran Ban Que |
Director of the Treasury Commission | Master Nguyen Van Thong |
Training Commission | Master Tran Huy Phong (Director), Nguyen Van Thu, Tran Duc Hop, Nguyen Van Thong, Tran The Phuong. |
The first Council of Masters in 1964
Left/right : Ngô Hữu Liễn, Phan Quỳnh, Nguyễn Văn Thư, Lê Sáng,
Trần Huy Phong, Nguyễn Văn Thông and Trần Bản Quế
The Council of Vovinam-Viet Vo Dao also established the rank hierarchy and uniforms as well as a training curriculum according to the rank.
The ranks of Vovinam-Viet Vo Dao is as follow:
White Belt: Grand Master Le Sang
Red Belt:
Red Belt II: Master Tran Huy Phong
Red Belt I: Masters Nguyen Van Thu
Yellow-Stripe Red Belt: Masters Nguyen Van Thong, Tran Duc Hop, Phung Manh Chu, Tran Ban Que, Phan Quynh, Ngo Huu Lien, Nguyen Van Cuong, Tran The Phuong.
The first training center was opened in 61 Vinh Vien (Eternal) Street, Saigon; then numerous training centers were also opened in Saigon such as Tran Hung Dao, Hoa Lu… The philosophical knowledge was also researched and published.
Note:
Council of Masters (Central Directorate)
The Central Directorate (the Council of Masters) is a collegial management body. Defined by the 1964 statutes, its role is to command, manage and administer Vovinam activities, unlike the post of patriarch which is more of a symbolic function. For the first time in 26 years of existence (1938-1964), the Vovinam-Viet Vo Dao has a collective management body, responding to the principles: collegial, democratic, impartial, with a modern operating method such as: elections, collective decision, statutes, internal regulations,
Đầu năm 1964, Võ Sư Chưởng Môn Lê Sáng từ Quảng Đức trở về Sài Gòn và đã cùng với Vs. Trần Huy Phong và các võ sư khác khởi sự vạch ra một chương trình hành động để đặt nền tảng mới cho Vovinam và pháp lý hóa cho Môn phái. Chẳng bao lâu, Ban chấp hành Trung ương Môn Phái Vovinam-Việt Võ Đạo được thành lập (còn được gọi là Hội đồng Võ sư đầu tiên của Vovinam-Việt Võ Đạo), đồng thời chuyển danh xưng Vovinam thành Vovinam-Việt Võ Đạo. Võ sư Lê Sáng được bầu làm Chưởng môn, võ sư Trần Huy Phong trở thành nhân vật thứ hai của Môn phái và võ sư Ngô Hữu Liễn phụ trách Ủy viên Pháp lý.
1. Tổng Cục Huấn Luyện chuyên trách đào tạo võ sư, huấn luyện viên cốt cán do Võ Sư Chưởng Môn Lê Sáng làm Tổng Cục Trưởng
2. Tổng Đoàn Thanh Niên Việt Võ Đạo đảm trách phần tổ chức sinh hoạt thanh niên, văn nghệ và cứu tế xã hội do Vs. Trần Huy Phong làm Tổng Đoàn Trưởng
Nhân sự của Hội Đồng Môn Phái Vovinam-Việt Võ Đạo gồm có:
Chức Vụ | Tên |
Chưởng Môn | Vs. Lê Sáng |
Phụ Tá Chưởng Môn kiêm nhiện Trưởng Ban Nghiên Kế | Vs. Trần Huy Phong |
Thư Ký Thường Trực | Vs. Phan Quỳnh |
Thủ Quỹ | Vs. Nguyễn Văn Cường |
Trưởng Ban Ngoại Vụ | Vs. Phùng Mạnh Chữ (tự Mạnh Hoàng) |
Trưởng Ban Tổng Phối Kiểm | Vs. Nguyễn Văn Thư |
Trưởng Ban Pháp Lý | Vs. Ngô Hữu Liễn |
Trưởng Ban Tổ Chức Khánh Tiết | Vs. Trần Bản Quế |
Trưởng Ban Tài Chánh | Vs. Nguyễn Văn Thông |
Ban Huấn Luyện | Vs. Trần Huy Phong (Trưởng Ban), Nguyễn Văn Thư, Trần Đức Hợp, Nguyễn Văn Thông, Trần Thế Phượng. |
Ủy Viên | Nguyễn Hữu Nhạc |
Ban Chấp hành Trung ương 1964
Từ trái qua phải các võ sư : Ngô Hữu Liễn, Phan Quỳnh, Nguyễn Văn Thư, Lê Sáng,
Trần Huy Phong, Nguyễn Văn Thông và Trần Bản Quế
Hội Đồng Môn Phái cũng đưa ra kế hoạch thành lập hệ thống đẳng cấp và võ phục; đồng thời cũng đã bổ xung và thiết lập một chương trình huấn luyện theo từng cấp với thời gian luyện tập.
Đẳng cấp nhân sự của môn phái được điều chỉnh như sau:
Thượng Đẳng (đai màu trắng): Võ Sư Chưởng Môn Lê Sáng
Cao Đẳng (đai màu đỏ):
Trung Đẳng (đai màu vàng):
Trung Tâm Huấn Luyện Vovinam-Việt Võ Đạo đầu tiên được mở tại số 61 Vĩnh Viễn, kế tiếp sau đó các võ đường được mọc lên đầy dẫy khắp Sài Gòn như võ đường Trần Hưng Đạo, Hoa Lư… Các hệ thống võ học và võ đạo Vovinam cũng được nghiên cứu và xuất bản.
Ghi Chú:
Ban chấp hành Trung Ương
Ban này có nhiệm vụ chỉ đạo, quản lý và điều hành mọi sinh hoạt của Môn phái, chứ không do Chưởng môn toàn quyền lãnh đạo như mọi người sau này thường lầm lẫn. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Môn phái, sau 26 năm hiện hữu (1938-1964), Vovinam-Việt Võ Đạo được tổ chức theo phương thức tập thể lãnh đạo bằng những qui chế hiện đại như : bầu cử và biểu quyết theo đa số, sinh hoạt theo pháp quyền và phân quyền hạ tầng cơ sở …
Năm 1965, Vs. Phùng Mạnh Chữ (tự Mạnh Hoàng), Trưởng Ban Ngoại Vụ của môn phái, đã thành công trong việc đưa Vovinam-Việt Võ Đạo vào chương trình Học Đường Mới của Bộ Quốc Gia Giáo Dục, khởi đầu là bốn trường Trung Học thí điểm tại Sài Gòn: Chu Văn An, Pétrus Trương Vĩnh Ký, Trưng Vương và Gia Long, và liền sau đó là các trường công lập khác như Nguyễn Trãi, Võ Trường Toản, Lê Văn Duyệt, Trần Lục, Hồ Ngọc Cẩn, Mạc Đỉnh Chi… và cả luôn những học sinh của các trường tư thục tại Sài Gòn – Gia Định. Cũng trong năm này, chương trình huấn luyện mới được bổ túc hoàn chỉnh với hệ thống bài bản rõ ràng từ Nhập Môn tới Chuẩn Hồng Đai. Hệ thống lý thuyết võ đạo được giảng dạy kèm theo chương trình huấn luyện ở các cấp.
Các môn sinh Vovinam VVD trường nữ Trung Học Gia Long, 1966
Cũng nhờ tài ngoại giao khéo léo, ngay từ năm 1965, Vs. Mạnh Hoàng đã thu dụng về cho Vovinam-Việt Võ Đạo được hai cơ sở lớn, lập võ đường làm nơi sinh hoạt động đảo của Việt Võ Đạo Sinh cho tới tháng 4-1975, đó là võ đường ở vận động trường Hoa Lư (sau này được Vs. Trần Huy Phong đặt tên là Trung Tâm Sinh Hoạt và Giáo Dục Thanh Niên) số 2 Bis đường Đinh Tiên Hoàng và một võ đường nữa nằm cạnh sân vận động Lam Sơn đường Trần Bình Trọng, đằng sau trường trung học Pétrus Trương Vĩnh Ký.
Phong trào học sinh theo tập Vovinam-Việt Võ Đạo tiến quá nhanh, quá mạnh, chỉ trong thời gian ngắn, hàng trăm lớp võ đã được khai giảng thu nhận hàng ngàn thanh niên học sinh riêng tại Sài Gòn, chưa kể các tỉnh theo tập, nên thiếu huấn luyện viên một cách trầm trọng, nhiều võ sư, huấn luyện viên phải đứng lớp 10-11 tiếng một ngày suốt tuần, đến nỗi phải trưng dụng luôn cả các môn sinh trình độ Sơ Đẳng Lam Đai để đi dạy, tuy vậy vẫn chưa đủ thỏa mãn, nhu cầu và phải đi đến tình trạng tiêu cực là từ chối ghi danh cũng như mở thêm lớp võ mới.
Ngày 30-4-1975, miền Nam Việt Nam thất thủ. Dù có rất nhiều điều kiện và cơ hội để ra nước ngoài nhưng Võ Sư Chưởng Môn và các võ sư cao cấp khác vẫn cương quyết, dũng cảm lựa chọn ở lại trong nước, để tiếp tục con đường phát triển môn phái.
Ngày 27-5-1975, Võ Sư Chưởng Môn bị Cộng Sản Việt Nam cầm tù, sau đó đến VS Trần Huy Phong cũng chịu nạn. Võ sư Chưởng Môn bị tù cải tạo (1975-1988), Võ sư Trần Huy Phong 2 lần đi tù (1975-1980, 1990-1992).
Trong thời kỳ này, môn phái Vovinam-VVÐ bị cấm đoán và gần như tan rã, các võ sư lãnh đạo người thì bị cầm tù, người thì thu hình lo củng cố lực lượng, người bị lưu lạc tại hải ngoại, mỗi người tản mát một phương trời. Nhưng Võ Đạo không vì thế bị ly tán, mà trái lại đang âm ỉ chuyển sang một giai đoạn phát triển rộng lớn gay go hơn, đó là giai đoạn phát triển quốc tế.
In 1986, when Master Lê Sáng was still in the re-education camps, he thought he was too old and had no hope of being released. He then decided to hand over the function of patriarch to Master Trần Huy Phong. The act of renunciation and retransmission of the patriarch takes place during the supply visit of the prisoners to the K3 camp in Xuan Loc, on May 12, 1986. Master Lê Sáng orally proclaimed his will and hand over the patriarch function to master Trần Huy Phong in front of the witnesses who are the masters: Ngô Kim Tuyền, Vũ Kim Trọng, Nguyễn Văn Sen and Nguyễn Văn Chiếu.
Năm 1986, khi võ sư Lê Sáng vẫn còn trong trại cải tạo, ông nghĩ rằng mình đã quá già và không còn hy vọng được thả tự do. Ông quyết định trao lại trọng trách Chưởng môn cho võ sư Trần Huy Phong. Quyết định này được diễn ra trong cuộc thăm nuôi các
tù nhân tại trại cải tạo K3, Xuân Lộc, ngày 12 tháng 5 năm 1986. Võ sư Lê Sáng chính thức tuyên bố trao chức vụ Chưởng môn cho võ sư Trần Huy Phong trước sự chứng kiến của các võ sư : Ngô Kim Tuyền, Vũ Kim Trọng, Nguyễn Văn Sen và Nguyễn Văn Chiếu.
On April 30, 1975, Saigon fell, and South Vietnam came under the rule of the Communist North Vietnam. It banned Vovinam-Việt Võ Đạo for 15 years (1975-1990). Since early May 1975, seeing the fall of South Vietnam, Grand Master officially proposed the blueprint to bring Vovinam overseas because he feared that the 50-year achievement of Vovinam would be destroyed.
Having many opportunities to leave Vietnam, the Grand Master and other senior masters were willing to stay in order to face the new challenges endangering Vovinam-Viet Vo Dao. On May 27, 1975, the Grand Master was detained; and shortly after Master Tran Huy Phong was also detained. Many masters were imprisoned in “re-education” hard labor camps. Grand Master Le Sang was imprisoned for 13 years (1975-1988), Master Tran Huy Phong was imprisoned from 1975-1980, and then again from 1990-1992.
During this period, Vovinam was almost disbanded; the other Masters either were imprisoned or halted teaching. Some escaped overseas to the United States, Europe, Africa, and Australia.
In 1965, Master Phung Manh Chu, Director of Public Relations Committee, was successful in bringing Vovinam-Viet Vo Dao to the “New School Deal” program of the Education Department. The program started first in four public high schools: Chu Van An, Petrus Truong Vinh Ky, Trung Vuong, and Gia Long; then followed by other pulic schools such as Nguyen Trai, Vo Truong Toan, Le Van Duyet, Tran Luc, Ho Ngoc Can, Mac Dinh Chi… as well as private schools in Saigon – Gia Dinh. During this time, the new training curriculum was developed from Self-Defense to Master levels. The philosophical knowledge of Vovinam-Viet Vo Dao was also taught during class.
Vovinam Students at Gia Long High School, 1966
Because of his good public relations and communication skills, Master Manh Hoang managed to secure two large centers for Vovinam-Viet Vo Dao from 1965 to April 1975. Those were the Hoa Lu stadium (later named the Youth Training Center by Master Tran Huy Phong), 2 Bis Dinh Tien Hoang street, and the Lam Son stadium, Tran Binh Trong street, behind the Petrus Truong Vinh Ky high school.
Since the number of students practicing Vovinam-Viet Vo Dao increased rapidly after a short period of time, hundreds of classes were opened and admitted thousands of students in Saigon and provinces. There was a serious need for instructors. Many masters and instructors had to teach 10-11 hours a day, seven days a week; even the third-degree blue belt students were required to teach. Finally, because of high demand and low supply, Vovinam-Viet Vo Dao had to refuse to open new classes.
Nourished by this great aspiration, in addition to perfecting himself in culture and virtue, he endeavored to study and train in most of Vietnamese martial arts. Thanks to his extraordinary physical strength and his great talent, he is making exceptional progress. He travels extensively, visiting all the training halls and speaking with former officers of the Imperial Army (Quan Võ) as well as renowned great masters in the Vietnamese martial arts community. His goal was to enrich his knowledge of martial arts.
He has extensively studied and worked on aspects such as: the specialties, characteristics, advantages and shortcomings of all martial disciplines. He thus noticed that each martial art has its advantages and disadvantages and if one practiced only one discipline, one would not quickly obtain the desired results. In addition, to reach a good level, the practitioner must make a long-term commitment, approximately more than 10 years. We must therefore find a new training method in order to reach the right level within a reasonable time.
To achieve this, he begins by codifying his method of learning taking traditional wrestling and Vietnamese martial arts as a foundation; then he compared and selected the advantages and strengths of each discipline to give birth, in 1938, to a new discipline which he called Vovinam.
He then decides to experiment with his method by secretly training some of his relatives of the same age. During this experimental period and according to the testimony of Mr. Nguyễn Đăng Hiển, one of his first students, Master Nguyễn Lộc attached great importance to basic techniques such as: positions (Tấn), fist (Đấm), kicks (Đá), cutting edges (Chém), parries (Gạt), elbows (Chỏ), knees (Gối) etc. It also adds a pragmatic system of key and release techniques (Khoá Gỡ), traditional wrestling techniques (Vật), scissors techniques (Đòn Chân) and especially partner training techniques (Song Luyện). After a successful experimental year, which exceeded his expectations, he made the decision to present Vovinam to the public in the fall of 1939, during a demonstration at the Hanoi Opera House – Vietnam.
Ấp-ủ một hoài bão lớn lao như vậy, nên ngoài việc trao dồi học vấn và đạo đức, ông còn nỗ lực sưu tầm, học hỏi, luyện tập, hầu hết các môn võ thuật Việt Nam. Nhờ có thể lực hơn người và có năng khiếu đặc biệt, ông đã thăng tiến vượt bực. Ngoài ra ông thường ngao du, thăm viếng các võ đường, mạn đàm với các quan võ đương thời, các võ sư danh tiếng trong làng võ Việt Nam để trao dồi kiến thức võ học.
Ông không ngừng luyện tập, nghiên cứu, sưu tầm, so sánh các đặc thái, các ưu, khuyết điểm của tất cả các môn phái võ thật. Sau một thời gian, ông nhận thấy môn võ nào cũng có những ưu, nhược điểm của nó, song nếu chỉ đem áp dụng một trong những phương pháp đó, thì khó có thể đạt được kết quả như mong muốn. Thêm vào đó, nếu muốn đạt một trình độ khả dĩ, người tập phải đầu tư rất nhiều thời gian, khoảng 10 năm trở lên. Do đó phải tìm ra một phương pháp mới, chỉ cần một thời gian hợp lý mà có thể đạt được hiệu quả cao.
Bằng luận cứ đó, ông bắt đầu vào việc hệ thống hoá một phương pháp mới, lấy môn vật và võ cổ truyền Việt Nam làm nồng cốt, để rút tỉa những ưu, khuyết điểm, gạn lọc và khai thác mọi tinh hoa võ thuật mà ông đã học hỏi để sáng tạo ra một môn phái riêng vào năm 1938, được đặt tên là Vovinam. Sau khi thành lập Môn phái, ông quyết định thực nghiệm bằng cách bí mật huấn luyện [3] một số thân hữu cùng lứa tuổi. Theo lời tường thuật của ông Nguyễn Đăng Hiển [4], một trong những Môn đệ đầu tiên [5] của võ sư Sáng tổ Nguyễn Lộc, thì ông ưu tiên chú trọng các đòn thế căn bản như : tấn, đấm, đá, chém, gạt, chỏ, gối v.v. Bổ túc thêm các thế khóa gỡ thực dụng, các thế vật cổ truyền và nhất là các bài song luyện, các đòn chân cơ bản v.v. Sau một năm thực nghiệm thành công với một kết quả vượt trên mọi dự đoán, ông quyết định ra mắt Vovinam trước công chúng vào mùa thu năm 1939 bằng một cuộc biểu diễn tại nhà Hát Lớn Hà Nội, Việt Nam.
Năm 1965, Vs. Phùng Mạnh Chữ (tự Mạnh Hoàng), Trưởng Ban Ngoại Vụ của môn phái, đã thành công trong việc đưa Vovinam-Việt Võ Đạo vào chương trình Học Đường Mới của Bộ Quốc Gia Giáo Dục, khởi đầu là bốn trường Trung Học thí điểm tại Sài Gòn: Chu Văn An, Pétrus Trương Vĩnh Ký, Trưng Vương và Gia Long, và liền sau đó là các trường công lập khác như Nguyễn Trãi, Võ Trường Toản, Lê Văn Duyệt, Trần Lục, Hồ Ngọc Cẩn, Mạc Đỉnh Chi… và cả luôn những học sinh của các trường tư thục tại Sài Gòn – Gia Định. Cũng trong năm này, chương trình huấn luyện mới được bổ túc hoàn chỉnh với hệ thống bài bản rõ ràng từ Nhập Môn tới Chuẩn Hồng Đai. Hệ thống lý thuyết võ đạo được giảng dạy kèm theo chương trình huấn luyện ở các cấp.
Cũng nhờ tài ngoại giao khéo léo, ngay từ năm 1965, Vs. Mạnh Hoàng đã thu dụng về cho Vovinam-Việt Võ Đạo được hai cơ sở lớn, lập võ đường làm nơi sinh hoạt động đảo của Việt Võ Đạo Sinh cho tới tháng 4-1975, đó là võ đường ở vận động trường Hoa Lư (sau này được Vs. Trần Huy Phong đặt tên là Trung Tâm Sinh Hoạt và Giáo Dục Thanh Niên) số 2 Bis đường Đinh Tiên Hoàng và một võ đường nữa nằm cạnh sân vận động Lam Sơn đường Trần Bình Trọng, đằng sau trường trung học Pétrus Trương Vĩnh Ký.
Phong trào học sinh theo tập Vovinam-Việt Võ Đạo tiến quá nhanh, quá mạnh, chỉ trong thời gian ngắn, hàng trăm lớp võ đã được khai giảng thu nhận hàng ngàn thanh niên học sinh riêng tại Sài Gòn, chưa kể các tỉnh theo tập, nên thiếu huấn luyện viên một cách trầm trọng, nhiều võ sư, huấn luyện viên phải đứng lớp 10-11 tiếng một ngày suốt tuần, đến nỗi phải trưng dụng luôn cả các môn sinh trình độ Sơ Đẳng Lam Đai để đi dạy, tuy vậy vẫn chưa đủ thỏa mãn, nhu cầu và phải đi đến tình trạng tiêu cực là từ chối ghi danh cũng như mở thêm lớp võ mới.
Đầu năm 1966, Vs. Mạnh Hoàng cũng thuyết phục được giới chức lãnh đạo trong ngành Cảnh Sát Quốc Gia, nên Vovinam đã trở thành bộ môn võ thuật chính của ngành. Mở đầu là nhiều khóa liên tiếp đào tạo Huấn Luyện Viên Võ Thuật Cảnh Sát Quốc Gia cho toàn quốc được tổ chức tại Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia, rồi đến các lớp Vovinam-Việt Võ Đạo tại Nha Đô Thành và các ty sở Cảnh Sát Quốc Gia địa phương trên toàn quốc. Chính Võ Sư Chưởng Môn Lê Sáng và các Vs. Nguyễn Văn Thông, Phan Quỳnh, Trịnh Ngọc Minh, Lê Công Danh, Trần Văn Bé… đã giảng dạy và điều động các lớp võ này, đồng thời môn phái cũng đã thu được một ngân khoản đáng kể vì các nhân viên cảnh sát thụ huấn đều được ngành trả học phí. Phong trào đang phát triển mạnh và đào tạo được 3 khóa Huấn Luyện Viên thì bị đình chỉ vì có sự thay đổi cấp lãnh đạo của ngành Cảnh Sát.
Tuy Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia đình chỉ huấn luyện Vovinam-Việt Võ Đạo, nhưng những huấn luyện viên Việt Võ Đạo thuộc ngành Cảnh Sát Quốc Gia sau khi tốt nghiệp đã là những hạt nhân tốt trong việc phát triển môn phái bề rộng, đưa Vovinam-Việt Võ Đạo về địa phương cấp tỉnh, cấp quận tại khắp miền Nam Việt Nam với những lớp võ thuật huấn luyện trong quần chúng thanh thiếu niên nam nữ, học sinh tại địa phương.
Giữa năm 1966, do sự vận động và ngoại giao của chính phủ Nam Hàn, Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ra quyết định đưa môn võ Thái Cực Đạo (Taekwondo) vào độc quyền dạy trong quân đội Việt Nam. Trước quyết định này, Vovinam-Việt Võ Đạo đã nhận định rằng đây là một sự tủi nhục vì Việt Nam vốn có một truyền thống võ học lâu dài, có một nền văn minh trên bốn ngàn năm, thế mà nay lại đưa môn võ khá mới của nước bạn Nam Hàn vào dạy trong quân đội mà không nói gì đến các môn võ Việt Nam.
Nhân ngày Quốc Hận 20 tháng 7 năm 1966, môn phái đã tổ chức Đại Hội Vovinam-Việt Võ Đạo và cắm trại, đốt lửa trại thức qua đêm không ngủ với hàng ngàn môn sinh tham dự trong khuôn viên Thảo Cầm Viên, Sài Gòn. Các võ sư đã lên diễn đàn phản kháng, đưa kiến nghị yêu cầu Quân Đội Việt Nam không nên chỉ vay mượn các môn võ của nước ngoài mà quên đi những môn võ Việt Nam, vì võ Việt Nam không thua kém bất cứ môn võ nào trên thế giới. Sự kiện này đã được giới truyền thông tiếp tay ủng hộ, cổ võ, đã gây xúc động lớn trong dân chúng cũng như trong quân đội, nhưng một mặt cũng bị Nha An Ninh Quân Đội và Sở Nghiên Cứu Chính Trị Phủ Tổng Thống (Hai cơ quan anh ninh, tình báo cao cấp của Việt Nam Cộng Hòa) nghi ngờ, theo dõi điều tra. Chính các Vs. Mạnh Hoàng, Trần Huy Phong, Phan Quỳnh… đã bị chính Đại Tá Thăng, Giám Đốc Nha An Ninh Quân Đội, trực tiếp phỏng vấn. Nhưng nhờ tinh thần kiên trì, và khả năng thuyết phục có chính nghĩa của các võ sư, về sau Bộ Tổng Tham Mưu đã ra một quyết định thứ hai cho phép ba môn võ vào dạy trong quân đội là Vovinam-Việt Võ Đạo, Nhu Đạo và Thái Cực Đạo. Bắt đầu từ đó, các đơn vị trong quân đội ưa thích Vovinam-Việt Võ Đạo ngày càng lan rộng và dần dần trở thành một phong trào luyện võ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Đầu năm 1967, do vận động móc nối, Vs. Mạnh Hoàng đã liên hệ với Trung Tá Thủy, Chỉ Huy Trưởng Lực Lượng Quân Cảnh Quân Đoàn 3 để thành lập và tổ chức những lớp đào tạo huấn luyện viên võ thuật cho Lực Lượng Quân Cảnh tại Biên Hòa. Chương trình này đã đào tạo được một số võ sư, huấn luyện viên Vovinam-Việt Võ Đạo.
Cuối năm 1967, Vs. Mạnh Hoàng đột ngột qua đời vì bị thương hàn nhập lý và bị bệnh tiểu đường cấp tính. Vs. Mạnh Hoàng mất đi lúc chưa tròn 30 tuổi đời nhưng đã để lại một sự nghiệp lớn trong môn phái.
Từ năm 1968, cao trào Việt Võ Đạo Hóa đến Quân Binh Chủng được phát động tại Bộ Tổng Tham Mưu, Sư Đoàn 18 Bộ Binh, Quân Cảnh Quân Đoàn III, trường Không Quân và Hải Quân Nha Trang, Quân Đoàn IV, Tiếp Vận IV, Thiết Đoàn 16, Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù, các Tiểu Khu và Chi Khu, Sư Đoàn 21 Bộ Binh, Trung Tâm Huấn Luyện Sư Đoàn 9, Hải Quân Long Xuyên, Hải Quân Bình Thủy, Sư Đoàn 3 Bộ Binh… Cùng năm này, cao trào Việt Võ Đạo Hóa Cán Bộ Phát Triển Nông Thôn được phát động với hàng chục ngàn Cán Bộ Nông Thôn tham dự tại Sài Gòn và tại các Tỉnh Đoàn và Quân Đoàn.
Đầu năm 1968, ngay khi biến cố Tết Mậu Thân đang diễn ra, môn phái Vovinam-Việt Võ Đạo đã tổ chức cứu trợ đồng bào nạn nhân chiến cuộc, tổ chức các trung tâm tiếp cư tại các trường học tại Sài Gòn như: trường Phạm Đình Hổ, Minh Phụng, Khải Tú, Hồng Bàng, Bình Tây… để giúp đỡ hàng chục ngàn đồng bào tị nạn hay cháy nhà có được chổ ăn chổ ở, và các nhu cầu hằng ngày của các gia đình trong cơn ly loạn, thất cơ khổ cực. Công tác này đã gây được một tiếng vang lớn trong dân chúng toàn quốc.
Cũng trong năm 1968, Tổng Cục Huấn Luyện được thành lập và đặt tại số 30 Trần Hoàng Quân (nay là số 31 Sư Vạn Hạnh), song song với việc thành lập Tổng Hội Việt Võ Đạo và Tổng Đoàn Thanh Niên Việt Võ Đạo được đặt tại số 2 Bis Đinh Tiên Hoàng. Võ Sư Chưởng Môn đã chỉ định Vs. Trần Huy Phong đảm nhiệm chức vụ Tổng Đoàn Trưởng Tổng Đoàn Thanh Niên Việt Võ Đạo.
Tiếp theo, hàng loạt các võ sư, huấn luyện viên được tung đi các tỉnh để xây dựng và phát triển phong trào Vovinam-Việt Võ Đạo như: Trịnh Ngọc Minh (Nha Trang), Trần Tấn Vũ (Phú Yên), Ngô Kim Tuyền (Bình Dương), Nguyễn Văn Chiếu (Quy Nhơn), Nguyễn Văn Nhàn và Nguyễn Văn Sen (Cần Thơ), Trần Văn Mỹ (Hậu Giang), Dương Minh Nhơn (Kiên Giang), Nguyễn Tôn Khoa (An Giang), Nguyễn Văn Vang (Vĩnh Long), Nguyễn Văn Ít (Mỹ Tho)…
Sau đó ít lâu, Cục Huấn Luyện Miền Đông được đặt tại Long Khánh do Vs. Trần Đức Hợp đảm nhiệm và Cục Huấn Luyện Miền Trung được đặt tại Khánh Hòa do Vs. Trịnh Ngọc Minh đảm trách. Năm 1969, Cục Huấn Luyện Miền Tây được thành lập tại Long Xuyên sau đổi về Cần Thơ do Vs. Nguyễn Văn Nhàn đảm trách. Năm 1970, Cục Huấn Luyện Miền Tây Bắc được đặt tại Bình Dương do Vs. Ngô Kim Tuyền phụ trách.
Hàng năm, vào dịp Lễ Tưởng Niệm Cố Võ Sư Sáng Tổ, các võ sư đại diện phong trào khắp nơi đều tập trung về Sài Gòn dự lễ, cũng như tập huấn, thi cử, tạo thành một truyền thống đoàn kết, thân ái tốt đẹp. Võ Sư Chưởng Môn và một số võ sư cao cấp cũng thường xuyên đi thăm hỏi, chấm thi ở các nơi để hỗ trợ, động viên và kiểm tra phong trào. Bên cạnh việc giáo dục đạo đức và huấn luyện võ thuật cho môn sinh, môn phái Vovinam-Việt Võ Đạo còn tham gia một vài công việc xã hội như cứu trợ đồng bào bị bão lụt, thiên tai…
Đầu năm 1970, Vs. Trần Huy Phong thành lập làng Cộng Đồng Việt Võ Đạo tại xã Tân Tạo, quận Bình Chánh, tỉnh Gia Định với diện tích trên 3 cây số vuông, đào hàng chục cây số hệ thống kinh đào thoát nước giải phèn, thành lập trên một ngàn đơn vị gia cư bán trả góp giá rẻ cho môn sinh và thân hữu, đồng thời ông cùng một số thân hữu thành lập Hợp Tác Xã Nông Nghiệp Việt Võ Đạo để khai thác nông sản phẩm của khu cộng đồng này. Sau ngày 30-4-1975, nhà cầm quyền Cộng Sản đã tịch thu khu gia cư này của Tổng Đoàn Thanh Niên Việt Võ Đạo để biến thành vùng Kinh Tế Mới Dương Minh Xuân.
Cuối năm 1970, môn phái Vovinam-Việt Võ Đạo đã cùng nhiều đoàn thể văn hóa, xã hội, chính trị và các tổ chức tôn giáo lớn cùng các thân hào nhân sĩ tại miền Nam thành lập Ủy Ban Vận Động Dựng Đền Thờ Quốc Tổ Hùng Vương, mà bàn thờ và trụ sở đặt tại võ đường Hoa Lư. Hằng năm, vào dịp tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ, từ Tổng Thống, các nhà lập pháp ở Quốc Hội đến các cơ quan chánh quyền các cấp, các đoàn thể và nhân dân mọi nơi đều trở về võ đường Hoa Lư để dâng hương, lễ bái trong nhiều ngày liên tiếp. Năm 1973, cao trào Việt Võ Đạo Hóa Cán Bộ Quốc Gia, với nhiều khóa Huấn Luyện đặt tại Trung Tâm Chí Linh, Vũng Tàu.
Mùa hè năm 1972, Vs. Phan Hoàng từ Pháp tìm gặp Vs. Trần Huy Phong tại võ đường Hoa Lư. Vs. Phan Hoàng là Huyền Ðai tứ đẳng Karaté, là một trong các sáng lập viên của Hội Võ Thuật Việt Nam (KungFu Vietnamien) tại Pháp, trong đó có các Vs. Nguyễn Dần Phú, Phạm Xuân Tòng, Trần Phước, Nguyễn Trung Hoa và ông Bùi Văn Thịnh. Vs. Phan Hoàng ngỏ ý muốn xin gia nhập vào Môn phái vì thích lý tưởng Việt Võ Ðạo. Sau đó, VS Phan Hoàng được hướng dẫn tập luyện 2 buổi tại võ đường Hoa Lư.
Mùa hè năm 1974, VS Phan Hoàng dẫn một phái đoàn về Việt Nam, trong đó có VS Nguyễn Dần Phú, cùng khoảng 20 môn sinh người Pháp. VS Lê Công Danh được giao trách nhiệm phụ trách huấn luyện cho phái đoàn. Sau đó VS Phan Hoàng được công nhận làm đại diện chính thức cho Môn phái tại Pháp và Âu Châu.
Liên Đoàn Việt Võ Đạo Pháp Quốc được thành lập với một Ban Điều Hành gồm các Vs. Phan Hoàng (Chủ Tịch), Phạm Xuân Tòng, Nguyễn Dân Phú, Hoàng Nam, Nguyễn Trung Hòa, Trần Phước Tastayre, và ông Bùi Văn Thịnh. Liên Đoàn Vovinam-Việt Võ Đạo Pháp Quốc cung có trách nhiệm phát triển Vovinam-Việt Võ Đạo đến toàn Âu Châu. Ngoài ra hai HLV Dương và Nguyễn Thị Huệ cũng được cử sang Pháp để hỗ trợ phong trào mới thành lập
Sau đó, môn phái Vovinam-Việt Võ Đạo cũng theo chân các du học sinh như Trần Nguyên Đạo, Trần Đại Chiêu, Dương Quan Việt, Hà Chí Thành… du nhập vào một số nước Âu Châu như Pháp, Ý, Đức, Thụy Sĩ…
Tháng 7-1974, Võ Sư Chưởng Môn trao quyền Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Huấn Luyện cho Vs. Trần Huy Phong với nhiệm kỳ 2 năm, đồng thời kiêm nhiệm Giám Ðốc Văn Phòng Phát Triển Việt Võ Ðạo Quốc Tế. Vs. Nguyễn Văn Thông được tuyển định làm tân Tổng Đoàn Trưởng Tổng Đoàn Thanh Niên Việt Võ Đạo cũng với nhiệm kỳ như trên.
Because of his good public relations and communication skills, Master Manh Hoang managed to secure two large centers for Vovinam-Viet Vo Dao from 1965 to April 1975. Those were the Hoa Lu stadium (later named the Youth Training Center by Master Tran Huy Phong), 2 Bis Dinh Tien Hoang street, and the Lam Son stadium, Tran Binh Trong street, behind the Petrus Truong Vinh Ky high school.
Since the number of students practicing Vovinam-Viet Vo Dao increased rapidly after a short period of time, hundreds of classes were opened and admitted thousands of students in Saigon and provinces. There was a serious need for instructors. Many masters and instructors had to teach 10-11 hours a day, seven days a week; even the third-degree blue belt students were required to teach. Finally, because of high demand and low supply, Vovinam-Viet Vo Dao had to refuse to open new classes.
In early 1966, Master Manh Hoang persuaded the National Police Department to allow Vovinam-Viet Vo Dao to be taught for the police officers. First many instructor-training classes were initiated in the National Police Headquarter, and the newly instructors were sent to the regional police departments to start Vovinam-Viet Vo Dao there. Even Grand Master Le Sang and the masters like Nguyen Van Thong, Phan Quynh, Trinh Ngoc Minh, Le Cong Danh, Tran Van Be… taught these classes. In the same time, Vovinam-Viet Vo Dao collected a financial grant from the police funds.
In 1966, South Korea persuades the Central Military Command of the Republic of Vietnam to allow Teakwood to be taught solely in the army. Upon hearing that decision, Vovinam-Viet Vo Dao declared that this was a shame to the Vietnamese martial arts of more than 4000 years. On the National Sorrow Day, July 20, 1966, Vovinam-Viet Vo Dao organized a vigil attended by thousands of disciples in the Plant-Animal Park (Thao Cam Vien), Saigon to protest the army’s use of foreign martial arts. This vigil, widely supported by the media, touched the Vietnamese nationwide. Even the Military Intelligence Agency and the Presidential Political Bureau started to investigated this event and the organizers. Even master Manh Hoang, Tran Huy Phong, Phan Quynh… were personally interrogated by Colonel Thang, Director of the Military Intelligence Agency. However, because of the persistence and the just cause, the Central Military Command issues a second order to allow Vovinam, Judo and Taekwondo to be taught in the military.
In early 1967, Master Manh Hoang convinced Lieutenant Colonel Thuy of the Military Police of the III Corps to open many training sessions for the Military Police in Bien Hoa.
In late 1967, Master Manh Hoang passed away unexpectedly because of advanced diabetes. Only 29, Master Manh Hoang made many great contributions to the growth of Vovinam-Viet Vo Dao in the 60s.
From 1968, Vovinamization of Armed Forces was initiated in the Central Military Command, the 18th Army Division, the Military Police of the III Corps, the Air Force and Naval Academy of Nha Trang, the IV Corps, the IV Reinforcement Corps, the 16th Armor Division, the 81th Airborne Brigade, the 21st Army Division, the 9th Army Division Academy, the Navy of Long Xuyen, the Navy of Binh Thuy, the 3rd Army Division… In the same year, Vovinamization of Rural Development Officials was initiated with the participation of tens of thousands of Rural Development Officials in Saigon and other provinces and villages.
In early 1968, during the Tet Offensive event, Vovinam-Viet Vo Dao helped many victims of war in Saigon. This touched the hearts of many people.
In 1968, the Chief Instruction Commission was established in 30 Tran Hoang Quan Street, Saigon, together with the formation of Viet Vo Dao Association and Viet Vo Dao Youth Association. The Grand Master also appointed Master Tran Huy Phong as head of Viet Vo Dao Youth Association.
After that, many masters and instructors were sent to many provinces to promote Vovinam-Viet Vo Dao: Trinh Ngoc Minh (Nha Trang), Tran Tan Vu (Phu Yen), Ngo Kim Tuyen (Binh Duong), Nguyen Van Chieu (Quy Nhon), Nguyen Van Nhan and Nguyen Van Sen (Can Tho), Tran Van My (Hau Giang), Duong Minh Nhon (Kien Giang), Nguyen Ton Khoa (An Giang), Nguyen Van Vang (Vinh Long), Nguyen Van ?t (Ut) (My Tho)…
Soon later, the Eastern Instruction Commission was established in the province of Long Khanh under Master Tran Duc Hop and Central Instruction Commission was established in the province of Khanh Hoa under Master Trinh Ngoc Minh. In 1969, the Western Instruction Commission was established in the province of Long Xuyen (then moved to Can Tho) under Master Nguyen Van Nhan. In 1970, the Northwestern Instruction Commission was established in the province of Binh Duonng under Master Ngo Kim Tuyen.
Every year, on the occasion of the Commemorating Day of the late Founder, many Masters everywhere returned to Saigon to attend the Commemorating Ceremony as well as attended the special training sessions and promotion examinations. This created a good tradition within Vovinam-Viet Vo Dao. The Grand Master and many high-level masters frequently visited many provinces, cities, and towns to support and examine the progress of Vovinam-Viet Vo Dao nationwide. Beside martial arts training and character building, Vovinam-Viet Vo Dao also encouraged its disciples to participate in many community and social services.
In early 1970, Master Tran Huy Phong established the Community Village of Viet Vo Dao in Tan Tao village, Binh Chanh district, Gia Dinh province with 3 kilometer square area. The project created more than 1000 residence unit to be sold to the disciples and friends. Besides, he and some friends formed the Viet Vo Dao Agricultural Plant to harvest the agricultural produce for the village. After April 30, 1975, the Vietnamese Communist regime tich thu (took over illegally) this property and changed it into the New Economic Zone of Duong Minh Xuan.
In late 1970, Vovinam-Viet Vo Dao and many cultural, religious, and political organizations as well as many celebrities to found the Steering Committee for the Establishing of King Hung’s Altar, and finally the altar was placed in the Hoa Lu Center. Every year, the National Founder’s Ceremony, attended by the President, legislators, government officials as well as many organizations and citizens lasted for many days.
In 1973, the Vovinamization of National Officials was initiated with many training sessions in Chi Linh Center, Vung Tau.
In 1974, a group of Vietnamese masters in France requested permission to join Vovinam because they liked the ideals of Vovinam. As a result, the Grand Master and the Council of Vovinam approved their request and entrusted them to form Vovinam-Viet Vo Dao Federation of France. The first Executive Committee included Prof. Phan Hoang (President), Pham Xuan Tong, Nguyen Dan, Phu, Hoang Nam, Nguyen Trung Hoa, Bui Van Thinh, Tran Phuoc Tastayre. The Vovinam-Viet Vo Dao Federation of France was also responsible for promoting Vovinam in Europe.
Vovinam-Viet Vo Dao also followed many exchange students such as Tran Nguyen Dao, Nguyen Thi Hue, Tran Dai Chieu, Duong Quan Viet, Ha Chi Thanh… to France, Italy, Germany, Switzerland…
In July 1974, the Grand Master appointed Master Tran Huy Phong as head of the Chief Instruction Commission and Master Nguyen Van Thong as the new head of the Viet Vo Dao Youth Association.
Ngày 11-11-1960, nhân có Vs. Phạm Lợi (môn Judo) tham gia đảo chính của tướng Nguyễn Chánh Thi, chính quyền Ngô Đình Diệm đã cấm chỉ tất cả các môn phái, kể cả Vovinam, hoạt động. Tất cả các võ đường đều phải bị giải tán, các vị võ sư lãnh đạo thì lưu lạc, bị chi phối vì quân ngũ, học hành, gia đình, và kinh tế.
Tuy nhiên, Vs. Trần Huy Phong, một trong những võ sư môn đệ của Sáng Tổ, vẫn bất chấp khó khăn, tiếp tục khai phá sự nghiệp của môn phái. Vốn là giáo sư Toán, ông đã phát triển Vovinam tại các trường trung học ở Sài Gòn như Thăng Long, Hồ Vũ, Thánh Thomas với tư cách là bộ môn thể dục thể thao trong khuôn khổ học đường. Ông âm thầm đơn phương đào tạo những cán bộ nồng cốt cho phong trào Thanh Niên Khỏe Luyện Tập Vovinam, với đầy đủ cả ba đức tính: Trí, Đức, Thể. Nhờ đó, phong trào Vovinam trong giai đoạn này không những không bị gián đoạn mà trái lại còn đuợc phát triển rộng rãi. Số môn sinh tăng lên rất đông, kết quả ông đã đào tạo đuợc một đội ngũ huấn luyện viên trẻ và tâm huyết, một tầng lớp cán bộ nền tảng cho việc mở rộng phong trào cho những giai đoạn 1964-1975.
On November 11, 1960, since Master Pham Loi of Judo participated in the coupe led by General Nguyen Chanh Thi, the Ngo administration prohibited many martial art disciplines, including Vovinam from functioning. All the training centers were banned. All the masters either dispersed or were drafted into the army. However, despite of the hardships, Master Tran Huy Phong still continued the missions set forth by the Founder. He secretly trained many disciples in schools where he taught such as Thang Long, Ho Vu, St. Thomas. Therefore, he had created a task force of young, courageous instructors who became the foundation of Vovinam in the future.
Trong lúc công việc phát triển môn phái vừa mới bắt đầu và còn đầy khó khăn thì vào ngày 30-4-1960 (ngày 4 tháng 4 năm Canh Tý 1960), vị Sáng Tổ Vovinam đã đột ngột tạ thế tại Sài Gòn. Trước khi tạ thế, Võ Sư Sáng Tổ đã trao quyền Chưởng Môn lại cho Vs. Lê Sáng và nhắn nhủ Vs. Lê Sáng tiếp tục hoàn thành tâm nguyện của mình. Sau đó di hài Sáng Tổ được an táng tại nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, Sài Gòn. Cứ mỗi năm, vào ngày 4 tháng 4 âm lịch, các môn sinh đến “Nghiêm Lễ” trước mộ Sáng Tổ.
While the progress of Vovinam discipline had just began and there were still many tasks to overcome, Founder Nguyen Loc unexpectedly passed away on April 29, 1960 (April 4, 1960, year of the Rat, according to Lunar Calendar). Before passing away, Founder Nguyen Loc appointed his most senior disciple, Le Sang, to continue his missions. Founder Nguyen Loc was then buried in the Mac Dinh Chi cemetery, Saigon. Then on every April 4 (lunar calendar), all the disciples gather in front of his tomb to pay respect to him.
Giữa năm 1957, Sáng Tổ nằm bệnh phải tạm nghỉ dạy một thời gian. Ông ủy quyền cho người môn đệ trưởng tràng là Võ Sư (Vs.) Lê Sáng tạm thời thay thế việc phụ trách các lớp võ. Tuy không trực tiếp giảng dạy Vovinam nhưng Sáng Tổ vẫn không ngừng tìm tòi, phân tích các kỹ thuật lẫn tài liệu của Vovinam, hầu phát huy môn phái. Sáng Tổ vẫn thường xuyên theo dõi các môn đệ tiếp tục hoạt động theo đường lối mà Ông đã đề ra.
Cũng vào thời điểm này, căn cứ vào các ý niệm tiên khởi về Cách Mạng Tâm Thân do Sáng Tổ giảng dạy, Vs. Lê Sáng đã hình thành hệ thống hóa kỹ thuật võ học, lý thuyết võ đạo và đường hướng, tôn chỉ và mục đích của môn phái. Đồng thời Vs. Lê Sáng quy tụ lớp môn đệ đã theo tập Sáng Tổ từ năm 1955, bồi dưỡng thành lớp võ sư cốt cán chung tay phát triển môn phái.
Năm 1958, Vs. Lê Sáng được bầu vào chức vụ Tổng Thư Ký Tổng Cuộc Quyền Thuật Việt Nam và đảm nhiệm chức vụ này cho đến năm 1968. Trong thời kỳ này, Vs. Lê Sáng đã nghiên cứu, tìm hiểu sâu về các môn võ cổ truyền, và ông đã rút ra được tinh túy và tìm cách bổ túc, cùng chỉnh lại phần phân thế thất truyền của những bài võ xưa mà lập ra một hệ thống mới “một phát triển thành ba” cho môn phái sau này.
In the middle of 1957, Founder fall sick and had to take a break from teaching. He authorized the oldest disciple, Master Le Sang to take over the Vovinam classes temporarily. Although Founder was not physically teaching Vovinam, He was still doing researches, and analyzing Vovinam techniques as well as essential archives in order to refine Vovinam. Founder still looked after the disciples who were following his mission.
Relying on the Founder’s teachings upon the Mind-Body Revolution, Master Le Sang systemized the martial arts’ techniques and finalized the philosophical knowledge, missions, policies… Master Le Sang also gathered many disciples of the early classes to help develop Vovinam. Among the disciples are the two most active, Masters Tran Huy Phong and Nguyen Van Thu.
In 1958, Master Le Sang was elected to be the General Secretary of the Vietnamese Martial Arts Federation; he held this position until 1968. During this time, he researched many traditional Vietnamese martial arts to revise Vovinam’s techniques and originate the “one develops into three” method.
Ngày 20-7-1954, Hiệp Ước Genève phân chia Việt Nam bằng vĩ tuyến 17 ra làm hai nước: miền Bắc Cộng Sản và miền Nam Quốc Gia. Đây là một cơ hội thử thách mới cho môn phái nói chung, và Sáng Tổ nói riêng. Nếu Sáng Tổ ở lại miền Bắc thì môn phái Vovinam sẽ bị khống chế bởi Cộng Sản. Nếu Sáng Tổ quyết định ra đi, tất nhiên sẽ ảnh hưởng ngay tới một số môn đệ tâm huyết vì miền Bắc là quê hương của đại đa số môn sinh ruột thịt, và sẽ bỏ lại đất Bắc một số môn đệ khác đã dày công lao đào tạo, vì các môn đệ này còn bị liên hệ nhiều tới gia đình, quyến thuộc và quê hương tại miền Bắc. Ngược lại, miền Nam vẫn còn là giải đất xa lạ, chưa được hiểu biết gì nhiều. Nếu vào Nam thì phải trả bằng một giá rất đắt: lại trở về từ khởi điểm, trong lúc Sáng Tổ mỗi ngày một lớn tuổi, các tầng lớp môn đệ cũ đã bị thời cuộc và sinh hoạt chính trị làm băng hoại rất nhiều. Vào miền Nam với chương trình xây dựng lại từ đầu, không ai có thể trắc lượng trước được những khó khăn và triển vọng trong những năm sắp tới.
Cuối cùng Võ Sư Sáng Tổ lại một lần nữa quyết định sáng suốt: vượt lên khỏi những khó khăn, trở ngại, để quyết định vào Nam tạo dựng lại từ đầu, trong những điều kiện không thuận lợi. Vì vậy cho nên vào tháng 7-1954, Sáng Tổ cùng các môn đồ tâm huyết di cư vào Nam, mở võ đường tại đường Thủ Khoa Huân (Sài Gòn). Sáng Tổ đã cử các võ sư môn đệ phụ trách các lớp võ cho Hiến Binh Quốc Gia tại Sài Gòn và Thủ Đức…
In July 20, 1954, the Geneva Treaty divided Vietnam into two countries: the North Communist and the South Nationalist. This event posed a great challenge to Vovinam in general and the Founder in particular. If Founder decided to stay in the North, Vovinam would be falling into the hand of the Communists. If he decided to head to the South, many disciples would leave their families and hometowns behind, and Vovinam would lose many able disciples who decided to stay. On the other hand, the South was still an unknown land, and the Founder would risk losing everything he had built from 1938 and would start from scratch; and no one really knew what was awaiting.
Finally, Founder Nguyen Loc decided to migrate to the South and started Vovinam once again under unfavorable conditions. In July 1954, Founder and loyal disciples arrived in Saigon, and opened new Vovinam school here. Soon later, Vovinam was invited to train the South Vietnamese police in Saigon and Thu Duc.
Nhớ lại những sự việc có ý nghĩa sâu sắc, các môn đệ ở thời kỳ 1938-1940 thường kể lại tấm gương “uy vũ bất năng khuất” của vị Sáng Tổ môn phái. Trong buổi biểu diễn vào mùa thu 1940, có một viên chức cao cấp của thực dân Pháp là Trung tá Maurice Ducoroy chủ tọa; vì hắn ta là biểu tượng cho thực dân thống trị ngồi trên khán đài nên Sáng Tổ không cho các môn sinh “Nghiêm Lễ” (lối chào của Vovinam) khán giả như thường lệ mà đưa môn sinh vào hậu trường nghiêm mình làm lễ trước bàn thờ tổ quốc đã được lập sẵn. Giữa cuộc biểu diễn, ông Đặng Vũ Hỷ mời ông lên khán đài để Ducoroy tặng huy chương. Biết không thể từ chối, ông đành phải lên nhận, nhưng khi rời “khán đài danh dự,” ông điềm nhiên gỡ huy chương bỏ vào túi và ung dung điều khiển tiếp cuộc biểu diễn. Hành động trên không những làm bẽ mặt chức quyền thực dân mà còn gây xúc động sâu xa về lòng yêu nước và ý thức dân tộc trong giới thanh niên và nhất là các môn sinh Vovinam thời đó.
Từ đó, Vovinam luôn luôn châm ngòi cho phong trào công khai chống Pháp. Phong trào đó được phát động mạnh vào năm 1942, từ vụ đụng độ chính thức giữa hai giới sinh viên Việt-Pháp tại trường Đại Học Hà Nội và công chức tại Sở Canh Nông, đều do các sinh viên và viên chức môn sinh Vovinam chủ xướng. Vì thế, chính quyền thực dân Pháp ra lệnh đình chỉ các lớp võ thuật tại trường Sư Phạm, cấm chỉ Sáng Tổ hoạt động. Đây chính là giai đoạn thử thách quan trọng nhất của môn phái Vovinam. Sáng Tổ vẫn bí mật dạy một số môn đệ tâm huyết ở nhà riêng và phát động phong trào công khai chống Pháp trong quảng đại quần chúng.
Ít lâu sau, Vovinam cộng tác với các đoàn thể ái quốc tổ chức các ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, kỷ niệm Hai Bà Trưng, các công cuộc cứu tế xã hội, triệt hạ tượng đồng thực dân tại các vườn hoa Paul Bert, Canh Nông… Đồng thời nhiều lớp võ tự vệ được mở ra tại nhiều nơi ở Hà Nội đã thu hút hàng chục ngàn môn sinh.
Sự hâm mộ Vovinam trong quần chúng thời đó được bộc lộ bằng những khẩu hiệu: “Người Việt học võ Việt“, “Không học Vovinam không phải là người yêu nước“… Tinh thần ái quốc và tiềm lực dân tộc được khơi dậy.
Ở thời kỳ này, việc đấu tranh giành độc lập là nhu cầu bức thiết của đất nước. Do đó, kỹ thuật võ phát xuất từ nghiên cứu sáng tạo của Sáng Tổ rất đơn giản, hữu hiệu mà dễ tập, dễ áp dụng nhưng rất cương mãnh, dữ dội, đặt nặng tính tốc chiến tốc thắng với phương pháp huấn luyện chú trọng nhiều về ngoại công thân thép, tốc lực, sức chịu đựng và sức bền bỉ. Chương trình tuy có phân cấp sơ, trung, và cao đẳng nhưng không mấy ai học quá ba năm, một phần vì thời cuộc, vì nhu cầu ứng phó cấp thiết; một phần đôi lúc do nhà cầm quyền Pháp cấm cản, hàng ngũ cốt cán phải tập luyện bí mật. Các lớp võ công khai lúc bấy giờ thường chỉ kéo dài ba tháng với những đòn cận chiến đơn giản.
Tháng 4-1945, từng đợt võ sư Vovinam được tung đi khắp toàn quốc để quảng bá và giúp cho thanh niên có một lợi khí chống xâm lăng hữu hiệu.
Ngày 19-12-1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Võ Sư Sáng Tổ lãnh đạo các môn đệ cùng toàn dân tham gia kháng chiến chống Pháp. Một số môn đồ đã trở thành những chỉ huy nổi tiếng, và một số đã hy sinh cho Tổ Quốc.
Khi Việt Minh bắt đầu thao túng cuộc kháng chiến và lộ bản chất là những con người Cộng Sản khát máu, Ông đã ngưng mọi sự giúp đỡ của Môn Phái cho Việt Minh. Với chủ trương tiêu diệt những sự chống đối, Việt Minh đã ra lệnh lùng bắt Võ Sư Sáng Tổ cùng các môn đồ. Bị lùng bắt bởi hai lực lượng đối nghịch là Việt Minh và chính quyền Pháp, Ông đã ra lệnh cho các môn đồ phân tán mỏng về các địa phương để ẩn tránh. Còn một số ít môn đồ tâm huyết theo Ông lên mạn ngược trở về quê hương ông.
Tại làng Hữu Bằng, Sáng Tổ đã mở lớp võ cho thanh niên huyện Thạch Thất và cử môn đệ phụ trách lớp võ thuật cho Sinh Viên Sĩ Quan trường Quân Chính Trần Quốc Tuấn. Sau đó Ông lại lên đường phiêu bạt, mở rải rác các lớp Huấn Luyện cho Đại và Trung Đội Trưởng Dân Quân Du Kích ở làng Chế Lưu, Ẩm Thượng, Thanh Hương, Đan Hà, Đan Phú…
Vào tháng 3 năm 1948, Ông xuôi Phát Diệm, đến khu ăn toàn của giáo xứ Phát Diệm. Ông cử môn đệ phụ trách huấn luyện cho Tổng Bộ Tự Vệ Công Giáo Phát Diệm của Tổng Chỉ Huy Trần Thiện.
Tháng 8-1948, Ông hồi cư về Hà Nội, tái mở những lớp võ cho thanh niên để gây dựng lại phong trào học Vovinam, kiến thiết lại đời sống xã hội, khơi lại lòng tin yêu của thanh niên trong việc tu dưỡng tinh thần và rèn luyện thân thể.
Năm 1951, Ông cộng tác với một số nhân sĩ thành lập Việt Nam Võ Sĩ Đoàn với những lớp võ đại chúng tại sân trường Hàng Than, Hà Nội.
Many Vovinam disciples in the period of 1938-1940 often told of the tale of the “invincible spirit” of Founder Nguyen Loc. In the first demonstration, there was a high ranking French official, Colonel Maurice Ducoroy, attending. Because Col. Maurice Ducoroy, who represented the French colonial rule, was sitting in the audience, Founder Nguyen Loc did not let his disciples to bow to the audience. Instead he took his disciples to the backstage to bow to the ancestor’s altar. During the demonstration, Dr. Dang Vu Hy invited Founder Nguyen Loc to Durocoy’s seat so Ducoroy could award him a medal. Knowing that he could not refuse, Founder Nguyen Loc had to accept. But when he returned to the stage, he calmly put the medal into his pocket. His conduct had touched the patriotic feelings of the audience, especially his disciples.
Since then, Vovinam always led the demonstrations against the French and its rule, including the demonstration in the University of Hanoi and the Ministry of Agriculture. Consequently, French closed all the Vovinam classes and prohibited Founder from teaching Vovinam. This was a challenging period for Vovinam during its early time. However, Founder still secretly taught many loyal disciples at home, and continued to lead many public demonstrations.
Soon later, Vovinam cooperated with many patriotism organization to host many events commemorating King Hung (first King of Vietnam), Two Queens Trung as well as many charitable events… At the same time, many self-defense classes had opened and recruited tens of thousands of disciples. The enthusiasm for Vovinam in the public was indicated by the slogans: “Vietnamese practice Vietnamese martial arts“, “Not a Vovinam disciple, not a Vietnamese patriot“…
At this time, since the independence war was necessary, many Vovinam techniques was very simple but practical. The training focuses on the endurance, speed, and strength. Most of the training sessions lasted about 3 months. In April 1945, many Vovinam instructors were sent to remote places to promote Vovinam.
After winning World War II, France returned to Vietnam in 1946 to reclaim its former colony. On December 19, 1946, the war against France broke out in North Vietnam. Founder Nguyen Loc led his disciples to join the war. Some disciples become famous and courageous commanders while some have fallen for the freedom of Vietnam. When Viet Minh (the predecessor of the Vietnamese Communist Party) began to consolidate their power by recruiting non-communist Vietnamese and murdering those who refuse, Founder Nguyen Loc immediately halted all his involvements with Viet Minh and urged his disciples to leave the Viet Minh. Knowing that, Viet Minh ordered the capture of Founder Nguyen Loc with the purpose to force Vovinam disciples to join the Viet Minh. Upon the dangerous situation: being wanted by both the Viet Minh and the French, Founder Nguyen Loc told his disciples to return to their hometowns to wait for an opportunity. He then took the remaining disciples back to his hometown, Huu Bang village. In his hometown, he helped organize the young men into militias as well as train the new militias in combative techniques. He also assigned instructors to the Military Academy of Tran Quoc Tuan. After his responsibilities were fulfilled, he then continued his journey and train the Militia Officers of villages of Che Luu, Am Thuong, Thanh Huong, Dan Ha, Dan Phu along the way… In March 1948, He came to The Catholic District of Phat Diem and assigned instructors to train Jesuit Militias under Chief Commander Tran Thien.
In August 1948, He returned to Hanoi and opened many Vovinam classes for the young men and women. In 1951, He worked with many dignitaries to found the Vietnamese Martial Artist Federation which offers many martial art classes for the public in the schoolyard of Hang Than, Hanoi.
Sự ưu ái và mến mộ của quần chúng đối với Vovinam là một bất ngờ lớn đối với giới chức Thể dục Thể thao đô hộ. Ông Maurice Ducoroy, Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục Thể thao và Thanh niên Đông Dương (Commissariat général à l’éducation physique, aux sports et à la jeunesse en Indochine), liền tìm cách mời võ sư Nguyễn Lộc ra dậy Vovinam qua bác sĩ Đặng Vũ Hỷ, Hội trưởng Hội Thân hữu Thể dục Thể thao Hà Nội. Võ sư Nguyễn Lộc nhận lời và bắt đầu công khai giảng dậy Vovinam vào năm 1940 tại trường sư phạm (École Normale) đường Đỗ Hữu Vị, Hà Nội.
Sau đó, nhiều lớp võ liên tiếp được mở ra, thâu nhận đông đảo thanh niên thuộc đủ mọi giới : học sinh, sinh viên, viên chức, công nhân… không những người ta tìm thấy trong Vovinam những thế võ hiệu quả linh diệu mà còn tìm thấy một lối sống, một ý thức cao và một tinh thần Việt Võ Sĩ, vốn đã có truyền thống lâu đời tại Việt Nam. Từ đó danh xưng Vovinam và danh tính của võ sư Nguyễn Lộc nghiễm nhiên trở thành quen thuộc đối với quần chúng Hà Nội. Vovinam trở thành một bộ môn võ thuật phổ thông, được giảng dậy khắp nội-ngoại thành Hà Nội và trong mọi tầng lớp xã hội.
Trong giai đoạn này ông thu nhận và đào tạo rất nhiều thanh niên nhiệt huyết và sau này trở thành võ sư như : Hà Trọng Thịnh, Phan Dương Bình, Lê Sáng, Nguyễn Văn Thông, Trần Đức Hợp, Phạm Hữu Độ, Bùi Thiện Nghĩa, Nguyễn Dần, Lê Trọng Hiệp, Lê Văn Phúc… hoặc các nhân vật lịch sử của Môn phái như : Nguyễn Mỹ, Nguyễn Khải, Nguyễn Đăng Hiển, Nguyễn Bích, Nguyễn Đình Lan, Đỗ Đình Bách, Đặng Bỉnh, Đặng Văn Bẩy, Trịnh Cự Quý, Đỗ Khánh, Vũ Văn Thức, Nguyễn Đôn, Nguyễn Nhân, Lê Như Hàm, Lê Đình Nhâm, Nguyễn Cao Hách…
Hà Nội, 1948 : Từ trái qua phải :
Trần Đức Hợp, Nguyễn Cao Hách, Phan Dương Bình, Nguyễn Lộc,
Bùi Thiện Nghĩa, Nguyễn Dần
After the demonstration, he was invited by Doctor Dang Vu Hy, President of the Sport Friendship Association to teach Vovinam. The first Vovinam lessons began in the spring of 1940 in the Hanoi University of Education (E’cole Normal).
Then followed the opening of several Vovinam clubs, welcoming many young people from all social backgrounds such as: high school students, students, employees, workers. We then discover in Vovinam, not only effective techniques, but also a conduct of life and the spirit of True Man in harmony with the values of traditional martial arts of Vietnam.
From this moment, the names of Vovinam as well as of Master Nguyễn Lộc become known within the population of Hanoi. Vovinam becomes a popular martial art, taught throughout the capital and in all social circles.
(left to right) Trần Đức Hợp, Nguyễn Cao Hách, Phan Dương Bình, Nguyễn Lộc, Bùi Thiện Nghĩa, Nguyễn Dần
During this period, the founding master trained many students, some of whom would later become renowned teachers such as: Phan Dương Bình, Lê Sáng, Trần Đức Hợp, Nguyễn Dần, Lê Văn Phúc, Nguyễn Văn Thông, Lê Trọng Hiệp, Hà Trọng Thịnh [[16]]. Others will become the historical personalities of Vovinam like Messrs Nguyễn Mỹ, Nguyễn Khải, Nguyễn Đăng Hiển, Nguyễn Bích, Nguyễn Đình Lan, Đỗ Đình Bách, Đặng Bỉnh, Đặng Văn Bảy, Trịnh Cự Quý, Đỗ Khánh, Vũ Văn Thức, Nguyễn Đôn, Nguyễn Nhân, Lê Như Hàm, Lê Đình Nhâm, Nguyễn Cao Hách, etc.
Ông Nguyễn Lộc sinh ngày 24 tháng 05, 1912 (08 tháng 04 năm Nhâm Tý) tại làng Hữu Bằng huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây (nay là Hà Tây), Miền Bắc Việt Nam. Ông là trưởng nam trong một gia đình gồm năm anh chị, ba trai và hai gái [1]. Thân phụ, cụ ông Nguyễn Đình Xuyến và thân mẫu, cụ bà Nguyễn Thị Hòa. Sau đó vì sinh kế, gia đình chuyển về Hà Nội và từ đó ông sinh hoạt và trưởng thành trong một môi trường thuận lợi của đất kinh thành.
Võ sư Nguyễn Lộc sinh ra và lớn lên trong một quốc gia bị mất chủ quyền đã hơn 50 năm (1862-1912), vào một thời điểm tình hình xã hội căng thẳng đã lên đến đỉnh cao. Một mặt các phong trào cách mạng kích động quần chúng, đặc biệt là các thanh thiếu niên, vào con đường bạo động chống lại đế quốc Pháp. Mặt khác chính quyền thực dân dùng đủ mọi thủ đoạn để đàn áp, khủng bố, hoặc ru ngủ bằng các trào lưu quý phái, lãng mạn, hão huyền nhằm ngăn cản những người yêu nước không có chỗ dựa trong quần chúng chống lại chính quyền thực dân.
Là một thanh niên sống trong hoàn cảnh đó, song nhờ có tâm năng đặc biệt, không những ông sớm ý thức mà còn vượt lên trên hai xu hướng trên để tìm một định hướng mới, dẫn dắt thanh niên đương thời vào con đường thanh cao sáng đẹp. Một mặt, võ sư Nguyễn Lộc nghiêm khắc lên án chính quyền thực dân, mặt khác, ông không đồng tình với những phương pháp bạo động do các nhà cách mạng đương thời chủ trương
On May 24, 1912, Nguyen Loc was born to Nguyen Dinh Xuyen and Nguyen Thi Hoa as the oldest of the 5 brothers and sisters (Nguyen Thi Thai, Nguyen Dan, Nguyen Ngo, and Nguyen Thi Bich Ha). His father’s family had settled in Huu Bang Village, Thach That County, Son Tay Province, North Vietnam, for generations. Later, his family moved to Hanoi. When Nguyen Loc started going to school, his father asked an old master to teach Nguyen Loc the traditional martial arts and wrestling techniques for health and self-defense reasons.
Nguyen Loc grew up in the period which Vietnam was still under the French colonial rule. At that time, young men either were seduced by the French into the lusty lives or join the revolutionary war against the French. Master Nguyen Loc believed that the only way to free Vietnam from the colonial rule was to train the Vietnamese young men to have a strong, invincible will for liberty and independence. That would must be produced by a strong body and a rational mind. Therefore, he began his missions to train the Vietnamese youth to have a moral and invincible spirit: “Live, Help others live, and Live for others.”
Carrying on that belief, he diligently practiced and researched many Vietnamese traditional martial arts as well as many foreign martial arts. He also examined tirelessly many archives about Philosophy, Literature, History,… even Anatomy and Medicine. In addition, he always attended many tournaments and competitions or discussed martial arts with many famous masters. After his research, he founded a new discipline of martial arts, which he names “VOVINAM”, understood as the “MARTIAL ARTS OF VIETNAM.”